Lào Cai 26° - 27°
Người xứ Đông yêu văn hóa dân tộc vùng cao
Trong quá trình công tác, chị Nguyễn Thị Tố Uyên đã tham gia nhiều hoạt động góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai

Gần 30 năm công tác, chị Uyên tích cực góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số
(Báo điện tử Hải Dương) Gần 30 năm công tác cũng là từng ấy năm chị Nguyễn Thị Tố Uyên (53 tuổi) quê ở huyện Gia Lộc đóng góp nhiều tâm huyết, công sức cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai.
Không ngại khó khăn
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ nhỏ, chị Uyên đã bộc lộ niềm yêu thích tìm hiểu văn hóa địa phương, văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. 
Năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp (Hà Nội), chị về công tác tại Thư viện tỉnh rồi lập gia đình với người bạn học khoa Văn đang sinh sống ở TP Lào Cai. Năm 1992, chị theo chồng chuyển công tác về Thư viện tỉnh Lào Cai. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời chị Uyên. Chị Uyên cho biết: “Thời điểm ấy, Lào Cai còn là tỉnh đặc biệt khó khăn. Từ Hải Dương lên đến TP Lào Cai phải đi mất 1 ngày 1 đêm và trải qua 3 chặng xe. Khi ấy, ngoài sự động viên của chồng, niềm yêu thích tìm hiểu nét đặc trưng của từng dân tộc là nguồn cổ vũ giúp tôi vượt qua khó khăn”. Tại đây, niềm say mê đọc sách và tìm hiểu văn hóa các dân tộc vùng cao của chị càng có cơ hội phát triển. Qua tài liệu sách, báo, cùng những chuyến đi thực tế, chị càng hiểu và thêm yêu hơn những nét đẹp văn hóa của bà con các dân tộc nơi đây. Năm 2006, chị chuyển về công tác tại Phòng Quản lý văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. 
Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc nằm rải rác ở hơn 2.000 thôn, bản tại các vùng núi cao, đường đi khó khăn, địa hình hiểm trở. Mỗi chuyến đi thực tế thường kéo dài từ 3 ngày đến hơn 1 tuần. Là phụ nữ, lại say ô tô nhưng vì đam mê nên chị không nản. Những chuyến đi dài hàng chục cây số, nhiều nơi không thể đi bằng xe máy, phải đi bộ hàng giờ đồng hồ nhưng cũng không thể ngăn chị đến với bà con vùng cao. Sự mộc mạc, gần gũi với những phong tục, tập quán đặc sắc là điểm cuốn hút chị. Người dân tộc thiểu số ở đây sống rất thật nhưng nếu không chú ý từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ và cách tiếp xúc thì sẽ rất khó để bắt chuyện. Chính vì vậy, chị đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức về từng bản làng, gặp người dân để tìm hiểu về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc.
Nhiều đóng góp
Những năm gần đây, đời sống người dân ở Lào Cai đã có nhiều khởi sắc. Cuộc sống càng hiện đại thì những phong tục tập quán đặc sắc ngày càng thay đổi và có nguy cơ mai một. Chị Uyên quyết tâm cùng đồng nghiệp cố gắng giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa quý giá đó. Một trong số các hoạt động của chị phải kể đến đề tài “Phát huy di sản múa của người Xa Phó biến thành sản phẩm phục vụ du lịch”. Người Xa Phó hay còn gọi là người Phù Lá là dân tộc ít người cư trú chủ yếu tại thôn Nậm Kéng, xã Nạm Sài (Sa Pa) và một số ít nơi khác trong tỉnh. Đời sống kinh tế của người Xa Phó khó khăn, nhưng những giá trị văn hóa của họ thì đặc sắc. Từ trang phục, tập quán sinh sống, tục thờ cúng tổ tiên đều có những nét riêng. Trong đó, giá trị nhất là các điệu múa thể hiện sinh động hoạt động sản xuất, đời sống của người dân. 
Trước khi thực hiện đề tài này, điệu múa của người Xa Phó có nguy cơ mai một. Chị Uyên cùng các cộng sự quyết định phải nghiên cứu, phục dựng và phát triển điệu múa của họ không chỉ để lưu giữ mà còn trở thành một sản phẩm du lịch của địa phương. Trong thời gian 3 năm triển khai đề tài (2007-2009), chị đã đến từng nhà, gặp các cụ cao niên trong bản tìm hiểu, nghiên cứu từng động tác, từng bài múa, hiểu rõ ý nghĩa từng câu hát, đoạn nhạc. Sau đó, những điệu múa ấy được xây dựng thành một chương trình biểu diễn để phục vụ du khách. Nhờ vậy, các điệu múa của người Xa Phó đã được bảo tồn. Thông qua hoạt động biểu diễn của đội múa, du khách hiểu hơn về đời sống của người dân nơi đây, đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đến nay, đội múa của người Xa Phó hoạt động nền nếp với 3 thế hệ cùng tham gia sinh hoạt và biểu diễn. Chị Uyên chia sẻ: “Để thực hiện được điều này phải thật sự say nghề bởi công việc tốn rất nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Chúng tôi đã phải đi lại hàng trăm lần, có khi phải ở cùng nhà dân nhiều ngày để nghe và xem các nghệ nhân biểu diễn, chia sẻ về từng động tác, ý nghĩa của điệu múa. Nếu không đam mê thì khó thành công”. 
Trong quá trình công tác, chị Uyên đã tham gia nhiều hoạt động góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai như tục nhảy lửa của người Dao; tục cúng rừng của người Mông; ruộng bậc thang, văn hóa ẩm thực hay nét đặc sắc trong từng họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc thiểu số…Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chị Uyên còn là cầu nối để quảng bá nét văn hóa đặc sắc của Lào Cai đến với người dân quê nhà. Vào mỗi dịp về thăm quê, chị lại chia sẻ cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở Hải Dương những nét hay, nét đẹp, điểm du lịch hấp dẫn. Đồng thời chị cũng giới thiệu về những phong tục tập quán, điểm du lịch nổi tiếng của Hải Dương với người dân Lào Cai. Hằng năm, chị còn kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân ở quê nhà có lòng hảo tâm quyên góp, ủng hộ nhiều suất quà tặng cho các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp tiền dựng nhà cho bà con dân tộc thiểu số… Vì thế, hình ảnh quê hương Hải Dương đã được giới thiệu một cách sinh động và thiết thực nhất với người dân Lào Cai.
Từ năm 2016 đến nay, chị Uyên giữ cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong cương vị mới, chị vẫn luôn cống hiến hết mình cho công việc và có một tình cảm đặc biệt với bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Với những đóng góp của mình trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc, chị Uyên đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 và Huân chương Lao động hạng ba năm 2013.

ĐỨC TÂM




Gần 30 năm công tác, chị Uyên tích cực góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số

Gần 30 năm công tác cũng là từng ấy năm chị Nguyễn Thị Tố Uyên (53 tuổi) quê ở huyện Gia Lộc đóng góp nhiều tâm huyết, công sức cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai.

Không ngại khó khăn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ nhỏ, chị Uyên đã bộc lộ niềm yêu thích tìm hiểu văn hóa địa phương, văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. 

Năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp (Hà Nội), chị về công tác tại Thư viện tỉnh rồi lập gia đình với người bạn học khoa Văn đang sinh sống ở TP Lào Cai. Năm 1992, chị theo chồng chuyển công tác về Thư viện tỉnh Lào Cai. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời chị Uyên. Chị Uyên cho biết: “Thời điểm ấy, Lào Cai còn là tỉnh đặc biệt khó khăn. Từ Hải Dương lên đến TP Lào Cai phải đi mất 1 ngày 1 đêm và trải qua 3 chặng xe. Khi ấy, ngoài sự động viên của chồng, niềm yêu thích tìm hiểu nét đặc trưng của từng dân tộc là nguồn cổ vũ giúp tôi vượt qua khó khăn”. Tại đây, niềm say mê đọc sách và tìm hiểu văn hóa các dân tộc vùng cao của chị càng có cơ hội phát triển. Qua tài liệu sách, báo, cùng những chuyến đi thực tế, chị càng hiểu và thêm yêu hơn những nét đẹp văn hóa của bà con các dân tộc nơi đây. Năm 2006, chị chuyển về công tác tại Phòng Quản lý văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. 

Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc nằm rải rác ở hơn 2.000 thôn, bản tại các vùng núi cao, đường đi khó khăn, địa hình hiểm trở. Mỗi chuyến đi thực tế thường kéo dài từ 3 ngày đến hơn 1 tuần. Là phụ nữ, lại say ô tô nhưng vì đam mê nên chị không nản. Những chuyến đi dài hàng chục cây số, nhiều nơi không thể đi bằng xe máy, phải đi bộ hàng giờ đồng hồ nhưng cũng không thể ngăn chị đến với bà con vùng cao. Sự mộc mạc, gần gũi với những phong tục, tập quán đặc sắc là điểm cuốn hút chị. Người dân tộc thiểu số ở đây sống rất thật nhưng nếu không chú ý từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ và cách tiếp xúc thì sẽ rất khó để bắt chuyện. Chính vì vậy, chị đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức về từng bản làng, gặp người dân để tìm hiểu về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc.      

Nhiều đóng góp

Những năm gần đây, đời sống người dân ở Lào Cai đã có nhiều khởi sắc. Cuộc sống càng hiện đại thì những phong tục tập quán đặc sắc ngày càng thay đổi và có nguy cơ mai một. Chị Uyên quyết tâm cùng đồng nghiệp cố gắng giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa quý giá đó. Một trong số các hoạt động của chị phải kể đến đề tài “Phát huy di sản múa của người Xa Phó biến thành sản phẩm phục vụ du lịch”. Người Xa Phó hay còn gọi là người Phù Lá là dân tộc ít người cư trú chủ yếu tại thôn Nậm Kéng, xã Nạm Sài (Sa Pa) và một số ít nơi khác trong tỉnh. Đời sống kinh tế của người Xa Phó khó khăn, nhưng những giá trị văn hóa của họ thì đặc sắc. Từ trang phục, tập quán sinh sống, tục thờ cúng tổ tiên đều có những nét riêng. Trong đó, giá trị nhất là các điệu múa thể hiện sinh động hoạt động sản xuất, đời sống của người dân. 

Trước khi thực hiện đề tài này, điệu múa của người Xa Phó có nguy cơ mai một. Chị Uyên cùng các cộng sự quyết định phải nghiên cứu, phục dựng và phát triển điệu múa của họ không chỉ để lưu giữ mà còn trở thành một sản phẩm du lịch của địa phương. Trong thời gian 3 năm triển khai đề tài (2007-2009), chị đã đến từng nhà, gặp các cụ cao niên trong bản tìm hiểu, nghiên cứu từng động tác, từng bài múa, hiểu rõ ý nghĩa từng câu hát, đoạn nhạc. Sau đó, những điệu múa ấy được xây dựng thành một chương trình biểu diễn để phục vụ du khách. Nhờ vậy, các điệu múa của người Xa Phó đã được bảo tồn. Thông qua hoạt động biểu diễn của đội múa, du khách hiểu hơn về đời sống của người dân nơi đây, đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đến nay, đội múa của người Xa Phó hoạt động nền nếp với 3 thế hệ cùng tham gia sinh hoạt và biểu diễn. Chị Uyên chia sẻ: “Để thực hiện được điều này phải thật sự say nghề bởi công việc tốn rất nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Chúng tôi đã phải đi lại hàng trăm lần, có khi phải ở cùng nhà dân nhiều ngày để nghe và xem các nghệ nhân biểu diễn, chia sẻ về từng động tác, ý nghĩa của điệu múa. Nếu không đam mê thì khó thành công”. 

Trong quá trình công tác, chị Uyên đã tham gia nhiều hoạt động góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai như tục nhảy lửa của người Dao; tục cúng rừng của người Mông; ruộng bậc thang, văn hóa ẩm thực hay nét đặc sắc trong từng họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc thiểu số…Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chị Uyên còn là cầu nối để quảng bá nét văn hóa đặc sắc của Lào Cai đến với người dân quê nhà. Vào mỗi dịp về thăm quê, chị lại chia sẻ cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở Hải Dương những nét hay, nét đẹp, điểm du lịch hấp dẫn. Đồng thời chị cũng giới thiệu về những phong tục tập quán, điểm du lịch nổi tiếng của Hải Dương với người dân Lào Cai. Hằng năm, chị còn kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân ở quê nhà có lòng hảo tâm quyên góp, ủng hộ nhiều suất quà tặng cho các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp tiền dựng nhà cho bà con dân tộc thiểu số… Vì thế, hình ảnh quê hương Hải Dương đã được giới thiệu một cách sinh động và thiết thực nhất với người dân Lào Cai.

Từ năm 2016 đến nay, chị Uyên giữ cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong cương vị mới, chị vẫn luôn cống hiến hết mình cho công việc và có một tình cảm đặc biệt với bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Với những đóng góp của mình trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc, chị Uyên đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 và Huân chương Lao động hạng ba năm 2013.
ĐỨC TÂM
Gần 30 năm công tác, chị Uyên tích cực góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số

Gần 30 năm công tác cũng là từng ấy năm chị Nguyễn Thị Tố Uyên (53 tuổi) quê ở huyện Gia Lộc đóng góp nhiều tâm huyết, công sức cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai.

Không ngại khó khăn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ nhỏ, chị Uyên đã bộc lộ niềm yêu thích tìm hiểu văn hóa địa phương, văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. 

Năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp (Hà Nội), chị về công tác tại Thư viện tỉnh rồi lập gia đình với người bạn học khoa Văn đang sinh sống ở TP Lào Cai. Năm 1992, chị theo chồng chuyển công tác về Thư viện tỉnh Lào Cai. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời chị Uyên. Chị Uyên cho biết: “Thời điểm ấy, Lào Cai còn là tỉnh đặc biệt khó khăn. Từ Hải Dương lên đến TP Lào Cai phải đi mất 1 ngày 1 đêm và trải qua 3 chặng xe. Khi ấy, ngoài sự động viên của chồng, niềm yêu thích tìm hiểu nét đặc trưng của từng dân tộc là nguồn cổ vũ giúp tôi vượt qua khó khăn”. Tại đây, niềm say mê đọc sách và tìm hiểu văn hóa các dân tộc vùng cao của chị càng có cơ hội phát triển. Qua tài liệu sách, báo, cùng những chuyến đi thực tế, chị càng hiểu và thêm yêu hơn những nét đẹp văn hóa của bà con các dân tộc nơi đây. Năm 2006, chị chuyển về công tác tại Phòng Quản lý văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. 

Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc nằm rải rác ở hơn 2.000 thôn, bản tại các vùng núi cao, đường đi khó khăn, địa hình hiểm trở. Mỗi chuyến đi thực tế thường kéo dài từ 3 ngày đến hơn 1 tuần. Là phụ nữ, lại say ô tô nhưng vì đam mê nên chị không nản. Những chuyến đi dài hàng chục cây số, nhiều nơi không thể đi bằng xe máy, phải đi bộ hàng giờ đồng hồ nhưng cũng không thể ngăn chị đến với bà con vùng cao. Sự mộc mạc, gần gũi với những phong tục, tập quán đặc sắc là điểm cuốn hút chị. Người dân tộc thiểu số ở đây sống rất thật nhưng nếu không chú ý từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ và cách tiếp xúc thì sẽ rất khó để bắt chuyện. Chính vì vậy, chị đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức về từng bản làng, gặp người dân để tìm hiểu về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc.      

Nhiều đóng góp

Những năm gần đây, đời sống người dân ở Lào Cai đã có nhiều khởi sắc. Cuộc sống càng hiện đại thì những phong tục tập quán đặc sắc ngày càng thay đổi và có nguy cơ mai một. Chị Uyên quyết tâm cùng đồng nghiệp cố gắng giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa quý giá đó. Một trong số các hoạt động của chị phải kể đến đề tài “Phát huy di sản múa của người Xa Phó biến thành sản phẩm phục vụ du lịch”. Người Xa Phó hay còn gọi là người Phù Lá là dân tộc ít người cư trú chủ yếu tại thôn Nậm Kéng, xã Nạm Sài (Sa Pa) và một số ít nơi khác trong tỉnh. Đời sống kinh tế của người Xa Phó khó khăn, nhưng những giá trị văn hóa của họ thì đặc sắc. Từ trang phục, tập quán sinh sống, tục thờ cúng tổ tiên đều có những nét riêng. Trong đó, giá trị nhất là các điệu múa thể hiện sinh động hoạt động sản xuất, đời sống của người dân. 

Trước khi thực hiện đề tài này, điệu múa của người Xa Phó có nguy cơ mai một. Chị Uyên cùng các cộng sự quyết định phải nghiên cứu, phục dựng và phát triển điệu múa của họ không chỉ để lưu giữ mà còn trở thành một sản phẩm du lịch của địa phương. Trong thời gian 3 năm triển khai đề tài (2007-2009), chị đã đến từng nhà, gặp các cụ cao niên trong bản tìm hiểu, nghiên cứu từng động tác, từng bài múa, hiểu rõ ý nghĩa từng câu hát, đoạn nhạc. Sau đó, những điệu múa ấy được xây dựng thành một chương trình biểu diễn để phục vụ du khách. Nhờ vậy, các điệu múa của người Xa Phó đã được bảo tồn. Thông qua hoạt động biểu diễn của đội múa, du khách hiểu hơn về đời sống của người dân nơi đây, đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đến nay, đội múa của người Xa Phó hoạt động nền nếp với 3 thế hệ cùng tham gia sinh hoạt và biểu diễn. Chị Uyên chia sẻ: “Để thực hiện được điều này phải thật sự say nghề bởi công việc tốn rất nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Chúng tôi đã phải đi lại hàng trăm lần, có khi phải ở cùng nhà dân nhiều ngày để nghe và xem các nghệ nhân biểu diễn, chia sẻ về từng động tác, ý nghĩa của điệu múa. Nếu không đam mê thì khó thành công”. 

Trong quá trình công tác, chị Uyên đã tham gia nhiều hoạt động góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai như tục nhảy lửa của người Dao; tục cúng rừng của người Mông; ruộng bậc thang, văn hóa ẩm thực hay nét đặc sắc trong từng họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc thiểu số…Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chị Uyên còn là cầu nối để quảng bá nét văn hóa đặc sắc của Lào Cai đến với người dân quê nhà. Vào mỗi dịp về thăm quê, chị lại chia sẻ cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở Hải Dương những nét hay, nét đẹp, điểm du lịch hấp dẫn. Đồng thời chị cũng giới thiệu về những phong tục tập quán, điểm du lịch nổi tiếng của Hải Dương với người dân Lào Cai. Hằng năm, chị còn kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân ở quê nhà có lòng hảo tâm quyên góp, ủng hộ nhiều suất quà tặng cho các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp tiền dựng nhà cho bà con dân tộc thiểu số… Vì thế, hình ảnh quê hương Hải Dương đã được giới thiệu một cách sinh động và thiết thực nhất với người dân Lào Cai.

Từ năm 2016 đến nay, chị Uyên giữ cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong cương vị mới, chị vẫn luôn cống hiến hết mình cho công việc và có một tình cảm đặc biệt với bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Với những đóng góp của mình trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc, chị Uyên đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 và Huân chương Lao động hạng ba năm 2013.
ĐỨC TÂM
Gần 30 năm công tác, chị Uyên tích cực góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số

Gần 30 năm công tác cũng là từng ấy năm chị Nguyễn Thị Tố Uyên (53 tuổi) quê ở huyện Gia Lộc đóng góp nhiều tâm huyết, công sức cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai.

Không ngại khó khăn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ nhỏ, chị Uyên đã bộc lộ niềm yêu thích tìm hiểu văn hóa địa phương, văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. 

Năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp (Hà Nội), chị về công tác tại Thư viện tỉnh rồi lập gia đình với người bạn học khoa Văn đang sinh sống ở TP Lào Cai. Năm 1992, chị theo chồng chuyển công tác về Thư viện tỉnh Lào Cai. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời chị Uyên. Chị Uyên cho biết: “Thời điểm ấy, Lào Cai còn là tỉnh đặc biệt khó khăn. Từ Hải Dương lên đến TP Lào Cai phải đi mất 1 ngày 1 đêm và trải qua 3 chặng xe. Khi ấy, ngoài sự động viên của chồng, niềm yêu thích tìm hiểu nét đặc trưng của từng dân tộc là nguồn cổ vũ giúp tôi vượt qua khó khăn”. Tại đây, niềm say mê đọc sách và tìm hiểu văn hóa các dân tộc vùng cao của chị càng có cơ hội phát triển. Qua tài liệu sách, báo, cùng những chuyến đi thực tế, chị càng hiểu và thêm yêu hơn những nét đẹp văn hóa của bà con các dân tộc nơi đây. Năm 2006, chị chuyển về công tác tại Phòng Quản lý văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. 

Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc nằm rải rác ở hơn 2.000 thôn, bản tại các vùng núi cao, đường đi khó khăn, địa hình hiểm trở. Mỗi chuyến đi thực tế thường kéo dài từ 3 ngày đến hơn 1 tuần. Là phụ nữ, lại say ô tô nhưng vì đam mê nên chị không nản. Những chuyến đi dài hàng chục cây số, nhiều nơi không thể đi bằng xe máy, phải đi bộ hàng giờ đồng hồ nhưng cũng không thể ngăn chị đến với bà con vùng cao. Sự mộc mạc, gần gũi với những phong tục, tập quán đặc sắc là điểm cuốn hút chị. Người dân tộc thiểu số ở đây sống rất thật nhưng nếu không chú ý từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ và cách tiếp xúc thì sẽ rất khó để bắt chuyện. Chính vì vậy, chị đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức về từng bản làng, gặp người dân để tìm hiểu về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc.      

Nhiều đóng góp

Những năm gần đây, đời sống người dân ở Lào Cai đã có nhiều khởi sắc. Cuộc sống càng hiện đại thì những phong tục tập quán đặc sắc ngày càng thay đổi và có nguy cơ mai một. Chị Uyên quyết tâm cùng đồng nghiệp cố gắng giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa quý giá đó. Một trong số các hoạt động của chị phải kể đến đề tài “Phát huy di sản múa của người Xa Phó biến thành sản phẩm phục vụ du lịch”. Người Xa Phó hay còn gọi là người Phù Lá là dân tộc ít người cư trú chủ yếu tại thôn Nậm Kéng, xã Nạm Sài (Sa Pa) và một số ít nơi khác trong tỉnh. Đời sống kinh tế của người Xa Phó khó khăn, nhưng những giá trị văn hóa của họ thì đặc sắc. Từ trang phục, tập quán sinh sống, tục thờ cúng tổ tiên đều có những nét riêng. Trong đó, giá trị nhất là các điệu múa thể hiện sinh động hoạt động sản xuất, đời sống của người dân. 

Trước khi thực hiện đề tài này, điệu múa của người Xa Phó có nguy cơ mai một. Chị Uyên cùng các cộng sự quyết định phải nghiên cứu, phục dựng và phát triển điệu múa của họ không chỉ để lưu giữ mà còn trở thành một sản phẩm du lịch của địa phương. Trong thời gian 3 năm triển khai đề tài (2007-2009), chị đã đến từng nhà, gặp các cụ cao niên trong bản tìm hiểu, nghiên cứu từng động tác, từng bài múa, hiểu rõ ý nghĩa từng câu hát, đoạn nhạc. Sau đó, những điệu múa ấy được xây dựng thành một chương trình biểu diễn để phục vụ du khách. Nhờ vậy, các điệu múa của người Xa Phó đã được bảo tồn. Thông qua hoạt động biểu diễn của đội múa, du khách hiểu hơn về đời sống của người dân nơi đây, đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đến nay, đội múa của người Xa Phó hoạt động nền nếp với 3 thế hệ cùng tham gia sinh hoạt và biểu diễn. Chị Uyên chia sẻ: “Để thực hiện được điều này phải thật sự say nghề bởi công việc tốn rất nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Chúng tôi đã phải đi lại hàng trăm lần, có khi phải ở cùng nhà dân nhiều ngày để nghe và xem các nghệ nhân biểu diễn, chia sẻ về từng động tác, ý nghĩa của điệu múa. Nếu không đam mê thì khó thành công”. 

Trong quá trình công tác, chị Uyên đã tham gia nhiều hoạt động góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai như tục nhảy lửa của người Dao; tục cúng rừng của người Mông; ruộng bậc thang, văn hóa ẩm thực hay nét đặc sắc trong từng họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc thiểu số…Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chị Uyên còn là cầu nối để quảng bá nét văn hóa đặc sắc của Lào Cai đến với người dân quê nhà. Vào mỗi dịp về thăm quê, chị lại chia sẻ cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở Hải Dương những nét hay, nét đẹp, điểm du lịch hấp dẫn. Đồng thời chị cũng giới thiệu về những phong tục tập quán, điểm du lịch nổi tiếng của Hải Dương với người dân Lào Cai. Hằng năm, chị còn kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân ở quê nhà có lòng hảo tâm quyên góp, ủng hộ nhiều suất quà tặng cho các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp tiền dựng nhà cho bà con dân tộc thiểu số… Vì thế, hình ảnh quê hương Hải Dương đã được giới thiệu một cách sinh động và thiết thực nhất với người dân Lào Cai.

Từ năm 2016 đến nay, chị Uyên giữ cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong cương vị mới, chị vẫn luôn cống hiến hết mình cho công việc và có một tình cảm đặc biệt với bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Với những đóng góp của mình trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc, chị Uyên đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 và Huân chương Lao động hạng ba năm 2013.
ĐỨC TÂM
Gần 30 năm công tác, chị Uyên tích cực góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số

Gần 30 năm công tác cũng là từng ấy năm chị Nguyễn Thị Tố Uyên (53 tuổi) quê ở huyện Gia Lộc đóng góp nhiều tâm huyết, công sức cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai.

Không ngại khó khăn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ nhỏ, chị Uyên đã bộc lộ niềm yêu thích tìm hiểu văn hóa địa phương, văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. 

Năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp (Hà Nội), chị về công tác tại Thư viện tỉnh rồi lập gia đình với người bạn học khoa Văn đang sinh sống ở TP Lào Cai. Năm 1992, chị theo chồng chuyển công tác về Thư viện tỉnh Lào Cai. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời chị Uyên. Chị Uyên cho biết: “Thời điểm ấy, Lào Cai còn là tỉnh đặc biệt khó khăn. Từ Hải Dương lên đến TP Lào Cai phải đi mất 1 ngày 1 đêm và trải qua 3 chặng xe. Khi ấy, ngoài sự động viên của chồng, niềm yêu thích tìm hiểu nét đặc trưng của từng dân tộc là nguồn cổ vũ giúp tôi vượt qua khó khăn”. Tại đây, niềm say mê đọc sách và tìm hiểu văn hóa các dân tộc vùng cao của chị càng có cơ hội phát triển. Qua tài liệu sách, báo, cùng những chuyến đi thực tế, chị càng hiểu và thêm yêu hơn những nét đẹp văn hóa của bà con các dân tộc nơi đây. Năm 2006, chị chuyển về công tác tại Phòng Quản lý văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. 

Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc nằm rải rác ở hơn 2.000 thôn, bản tại các vùng núi cao, đường đi khó khăn, địa hình hiểm trở. Mỗi chuyến đi thực tế thường kéo dài từ 3 ngày đến hơn 1 tuần. Là phụ nữ, lại say ô tô nhưng vì đam mê nên chị không nản. Những chuyến đi dài hàng chục cây số, nhiều nơi không thể đi bằng xe máy, phải đi bộ hàng giờ đồng hồ nhưng cũng không thể ngăn chị đến với bà con vùng cao. Sự mộc mạc, gần gũi với những phong tục, tập quán đặc sắc là điểm cuốn hút chị. Người dân tộc thiểu số ở đây sống rất thật nhưng nếu không chú ý từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ và cách tiếp xúc thì sẽ rất khó để bắt chuyện. Chính vì vậy, chị đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức về từng bản làng, gặp người dân để tìm hiểu về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc.      

Nhiều đóng góp

Những năm gần đây, đời sống người dân ở Lào Cai đã có nhiều khởi sắc. Cuộc sống càng hiện đại thì những phong tục tập quán đặc sắc ngày càng thay đổi và có nguy cơ mai một. Chị Uyên quyết tâm cùng đồng nghiệp cố gắng giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa quý giá đó. Một trong số các hoạt động của chị phải kể đến đề tài “Phát huy di sản múa của người Xa Phó biến thành sản phẩm phục vụ du lịch”. Người Xa Phó hay còn gọi là người Phù Lá là dân tộc ít người cư trú chủ yếu tại thôn Nậm Kéng, xã Nạm Sài (Sa Pa) và một số ít nơi khác trong tỉnh. Đời sống kinh tế của người Xa Phó khó khăn, nhưng những giá trị văn hóa của họ thì đặc sắc. Từ trang phục, tập quán sinh sống, tục thờ cúng tổ tiên đều có những nét riêng. Trong đó, giá trị nhất là các điệu múa thể hiện sinh động hoạt động sản xuất, đời sống của người dân. 

Trước khi thực hiện đề tài này, điệu múa của người Xa Phó có nguy cơ mai một. Chị Uyên cùng các cộng sự quyết định phải nghiên cứu, phục dựng và phát triển điệu múa của họ không chỉ để lưu giữ mà còn trở thành một sản phẩm du lịch của địa phương. Trong thời gian 3 năm triển khai đề tài (2007-2009), chị đã đến từng nhà, gặp các cụ cao niên trong bản tìm hiểu, nghiên cứu từng động tác, từng bài múa, hiểu rõ ý nghĩa từng câu hát, đoạn nhạc. Sau đó, những điệu múa ấy được xây dựng thành một chương trình biểu diễn để phục vụ du khách. Nhờ vậy, các điệu múa của người Xa Phó đã được bảo tồn. Thông qua hoạt động biểu diễn của đội múa, du khách hiểu hơn về đời sống của người dân nơi đây, đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đến nay, đội múa của người Xa Phó hoạt động nền nếp với 3 thế hệ cùng tham gia sinh hoạt và biểu diễn. Chị Uyên chia sẻ: “Để thực hiện được điều này phải thật sự say nghề bởi công việc tốn rất nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Chúng tôi đã phải đi lại hàng trăm lần, có khi phải ở cùng nhà dân nhiều ngày để nghe và xem các nghệ nhân biểu diễn, chia sẻ về từng động tác, ý nghĩa của điệu múa. Nếu không đam mê thì khó thành công”. 

Trong quá trình công tác, chị Uyên đã tham gia nhiều hoạt động góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai như tục nhảy lửa của người Dao; tục cúng rừng của người Mông; ruộng bậc thang, văn hóa ẩm thực hay nét đặc sắc trong từng họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc thiểu số…Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chị Uyên còn là cầu nối để quảng bá nét văn hóa đặc sắc của Lào Cai đến với người dân quê nhà. Vào mỗi dịp về thăm quê, chị lại chia sẻ cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở Hải Dương những nét hay, nét đẹp, điểm du lịch hấp dẫn. Đồng thời chị cũng giới thiệu về những phong tục tập quán, điểm du lịch nổi tiếng của Hải Dương với người dân Lào Cai. Hằng năm, chị còn kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân ở quê nhà có lòng hảo tâm quyên góp, ủng hộ nhiều suất quà tặng cho các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp tiền dựng nhà cho bà con dân tộc thiểu số… Vì thế, hình ảnh quê hương Hải Dương đã được giới thiệu một cách sinh động và thiết thực nhất với người dân Lào Cai.

Từ năm 2016 đến nay, chị Uyên giữ cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong cương vị mới, chị vẫn luôn cống hiến hết mình cho công việc và có một tình cảm đặc biệt với bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Với những đóng góp của mình trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc, chị Uyên đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 và Huân chương Lao động hạng ba năm 2013.
ĐỨC TÂM
Gần 30 năm công tác, chị Uyên tích cực góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số

Gần 30 năm công tác cũng là từng ấy năm chị Nguyễn Thị Tố Uyên (53 tuổi) quê ở huyện Gia Lộc đóng góp nhiều tâm huyết, công sức cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai.

Không ngại khó khăn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ nhỏ, chị Uyên đã bộc lộ niềm yêu thích tìm hiểu văn hóa địa phương, văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. 

Năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp (Hà Nội), chị về công tác tại Thư viện tỉnh rồi lập gia đình với người bạn học khoa Văn đang sinh sống ở TP Lào Cai. Năm 1992, chị theo chồng chuyển công tác về Thư viện tỉnh Lào Cai. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời chị Uyên. Chị Uyên cho biết: “Thời điểm ấy, Lào Cai còn là tỉnh đặc biệt khó khăn. Từ Hải Dương lên đến TP Lào Cai phải đi mất 1 ngày 1 đêm và trải qua 3 chặng xe. Khi ấy, ngoài sự động viên của chồng, niềm yêu thích tìm hiểu nét đặc trưng của từng dân tộc là nguồn cổ vũ giúp tôi vượt qua khó khăn”. Tại đây, niềm say mê đọc sách và tìm hiểu văn hóa các dân tộc vùng cao của chị càng có cơ hội phát triển. Qua tài liệu sách, báo, cùng những chuyến đi thực tế, chị càng hiểu và thêm yêu hơn những nét đẹp văn hóa của bà con các dân tộc nơi đây. Năm 2006, chị chuyển về công tác tại Phòng Quản lý văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. 

Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc nằm rải rác ở hơn 2.000 thôn, bản tại các vùng núi cao, đường đi khó khăn, địa hình hiểm trở. Mỗi chuyến đi thực tế thường kéo dài từ 3 ngày đến hơn 1 tuần. Là phụ nữ, lại say ô tô nhưng vì đam mê nên chị không nản. Những chuyến đi dài hàng chục cây số, nhiều nơi không thể đi bằng xe máy, phải đi bộ hàng giờ đồng hồ nhưng cũng không thể ngăn chị đến với bà con vùng cao. Sự mộc mạc, gần gũi với những phong tục, tập quán đặc sắc là điểm cuốn hút chị. Người dân tộc thiểu số ở đây sống rất thật nhưng nếu không chú ý từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ và cách tiếp xúc thì sẽ rất khó để bắt chuyện. Chính vì vậy, chị đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức về từng bản làng, gặp người dân để tìm hiểu về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc.      

Nhiều đóng góp

Những năm gần đây, đời sống người dân ở Lào Cai đã có nhiều khởi sắc. Cuộc sống càng hiện đại thì những phong tục tập quán đặc sắc ngày càng thay đổi và có nguy cơ mai một. Chị Uyên quyết tâm cùng đồng nghiệp cố gắng giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa quý giá đó. Một trong số các hoạt động của chị phải kể đến đề tài “Phát huy di sản múa của người Xa Phó biến thành sản phẩm phục vụ du lịch”. Người Xa Phó hay còn gọi là người Phù Lá là dân tộc ít người cư trú chủ yếu tại thôn Nậm Kéng, xã Nạm Sài (Sa Pa) và một số ít nơi khác trong tỉnh. Đời sống kinh tế của người Xa Phó khó khăn, nhưng những giá trị văn hóa của họ thì đặc sắc. Từ trang phục, tập quán sinh sống, tục thờ cúng tổ tiên đều có những nét riêng. Trong đó, giá trị nhất là các điệu múa thể hiện sinh động hoạt động sản xuất, đời sống của người dân. 

Trước khi thực hiện đề tài này, điệu múa của người Xa Phó có nguy cơ mai một. Chị Uyên cùng các cộng sự quyết định phải nghiên cứu, phục dựng và phát triển điệu múa của họ không chỉ để lưu giữ mà còn trở thành một sản phẩm du lịch của địa phương. Trong thời gian 3 năm triển khai đề tài (2007-2009), chị đã đến từng nhà, gặp các cụ cao niên trong bản tìm hiểu, nghiên cứu từng động tác, từng bài múa, hiểu rõ ý nghĩa từng câu hát, đoạn nhạc. Sau đó, những điệu múa ấy được xây dựng thành một chương trình biểu diễn để phục vụ du khách. Nhờ vậy, các điệu múa của người Xa Phó đã được bảo tồn. Thông qua hoạt động biểu diễn của đội múa, du khách hiểu hơn về đời sống của người dân nơi đây, đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đến nay, đội múa của người Xa Phó hoạt động nền nếp với 3 thế hệ cùng tham gia sinh hoạt và biểu diễn. Chị Uyên chia sẻ: “Để thực hiện được điều này phải thật sự say nghề bởi công việc tốn rất nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ. Chúng tôi đã phải đi lại hàng trăm lần, có khi phải ở cùng nhà dân nhiều ngày để nghe và xem các nghệ nhân biểu diễn, chia sẻ về từng động tác, ý nghĩa của điệu múa. Nếu không đam mê thì khó thành công”. 

Trong quá trình công tác, chị Uyên đã tham gia nhiều hoạt động góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc vùng cao tỉnh Lào Cai như tục nhảy lửa của người Dao; tục cúng rừng của người Mông; ruộng bậc thang, văn hóa ẩm thực hay nét đặc sắc trong từng họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc thiểu số…Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chị Uyên còn là cầu nối để quảng bá nét văn hóa đặc sắc của Lào Cai đến với người dân quê nhà. Vào mỗi dịp về thăm quê, chị lại chia sẻ cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp ở Hải Dương những nét hay, nét đẹp, điểm du lịch hấp dẫn. Đồng thời chị cũng giới thiệu về những phong tục tập quán, điểm du lịch nổi tiếng của Hải Dương với người dân Lào Cai. Hằng năm, chị còn kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân ở quê nhà có lòng hảo tâm quyên góp, ủng hộ nhiều suất quà tặng cho các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp tiền dựng nhà cho bà con dân tộc thiểu số… Vì thế, hình ảnh quê hương Hải Dương đã được giới thiệu một cách sinh động và thiết thực nhất với người dân Lào Cai.

Từ năm 2016 đến nay, chị Uyên giữ cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong cương vị mới, chị vẫn luôn cống hiến hết mình cho công việc và có một tình cảm đặc biệt với bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Với những đóng góp của mình trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc, chị Uyên đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 và Huân chương Lao động hạng ba năm 2013.
ĐỨC TÂM
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập